Lượt xem: 348

Đoàn công tác của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội làm việc tại Sóc Trăng

Chiều ngày 20-8, Đoàn công tác của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn đã có cuộc kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Tiếp đoàn có đồng chí Ngô Hùng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh.

    Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, trong 5 năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai thực hiện phù hợp với kinh tế, xã hội của tỉnh. Theo đó, hằng năm đều giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 3%. Tỉnh cũng xây dựng được nhiều mô hình sản xuất, sinh kế hiệu quả, tăng thu nhập cải thiện đời sống của người dân. Từ đó, bà con từng bước tiếp cận được các dịch vụ xã hội. Tính đến cuối năm 2019, số hộ nghèo của tỉnh còn 15.890 hộ, chiếm tỷ lệ trên 4,9%; trong đó hộ nghèo là đồng bào dân tộc Khmer là 7.694 hộ. Riêng kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay, tỉnh đã có 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới và 47 xã đạt đạt chuẩn nông thôn mới, vượt chỉ tiêu của Trung ương giao.


Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh Chanh Đa

    Đối với kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong 5 năm tỉnh đã huy động 11.588 tỷ 456 triệu đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp là 9,8%, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác chiếm 36,94%, vốn tín dụng chiếm 39,81%, vốn doanh nghiệp 5,55% và vốn dân chiếm 7,9%. Đến nay, có 47/80 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, các xã khác đều đạt từ 12 tiêu chí trở lên. Thị xã Ngã Năm đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và huyện Mỹ Xuyên được công nhận huyện nông thôn mới.

    Tại buổi làm việc, đại diện các sở, ngành của tỉnh Sóc Trăng cũng thông tin với đoàn, qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2016-2020, các công trình như: Điện, đường, trường học, trạm y tế... khi hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, giúp cho người dân trong vùng dự án được thụ hưởng chương trình, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa đã có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh và đáp ứng một phần nhu cầu về sinh hoạt, vui chơi giải trí của người dân, nhất là người nghèo.

    Các dự án khi triển khai thực hiện đã từng bước phát huy tác dụng và mang lại hiệu quả cao, giúp người dân, đặc biệt là người nghèo có cơ hội phát triển sản xuất, tự tạo việc làm và có việc làm ổn định để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, cũng góp phần vào sự thay đổi diện mạo của nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, đóng góp chung vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng nông thôn mới.

    Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Văn Thanh đánh giá cao kết quả mà tỉnh Sóc Trăng đã đạt được cả về công tác giảm nghèo lẫn xây dựng nông thôn mới. Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lưu ý, để nâng cao hiệu quả chương trình, trong thời gian tới, Sóc Trăng tiếp tục xây dựng nhều mô hình hay, sinh kế hiệu quả trong phát triển kinh tế, tạo điều kiện, cơ hội, hướng dẫn người dân nghèo về kỹ thuật sản xuất, giúp người dân tiếp cận khoa học công nghệ cao, giảm chi phí, tăng thu nhập, tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn gắn trách nhiệm trong sử dụng, để hướng tới giúp bà con vươn lên thoát nghèo bền vững.


Đồng chí Ngô Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn công tác. Ảnh Chanh Đa

    Đối với Chương trình nông thôn mới tiếp tục quan tâm đầu tư, duy trì, nâng chất các tiêu chí, phấn đấu trở thành nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao và có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút doanh nghiệp đầu tư…

    Tiếp thu ý kiến của Đoàn, đồng chí Ngô Hùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng thông tin thêm, thời gian qua, với quyết tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và bằng nhiều giải pháp, tỉnh cũng đã tập trung thực hiện quyết liệt cho 2 chương trình này, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn cần phải có sự hỗ trợ thêm của các Bộ, ngành Trung ương.

    Theo đó, tỉnh cũng đề xuất kiến nghị đến Bộ Lao động, Thương binh và xã hội tham mưu nâng mức hỗ trợ cho các chương trình, chính sách về nhà ở hộ nghèo được cao hơn (hỗ trợ cho vay 40 triệu đồng/hộ) để đủ chi phí xây dựng nhà ở đạt chất lượng và đảm bảo lâu dài. Bên cạnh đó là cần bổ sung thêm đối tượng thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã đảo đối với chính sách hỗ trợ lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Chanh Đa



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 51
  • Hôm nay: 6080
  • Trong tuần: 76,787
  • Tất cả: 11,800,107